Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự phát triển nhanh chóng của các kênh tương tác hiện đại và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, SMS Marketing vẫn mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp khi được tích hợp với công nghệ The Master Channel.
Dù không phải là cái tên mới nhưng SMS Marketing vẫn là lựa chọn trong kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
SMS Marketing là các hoạt động Marketing thông qua việc sử dụng tin nhắn (SMS) tiếp cận đến người sử dụng điện thoại, từ đó đạt được các mục đích như quảng cáo, chăm sóc khách hàng hay gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
Người tiêu dùng ngày nay có vô số lựa chọn về kênh giao tiếp từ email, mạng xã hội cho đến các ứng dụng OTT như Zalo, Facebook Messenger,... Các kênh này cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú với hình ảnh, video, âm thanh và các tính năng tương tác đa dạng. So với đó, SMS thường bị coi là đơn điệu và ít hấp dẫn hơn.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự phát triển nhanh chóng của các kênh tương tác hiện đại và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, SMS Marketing vẫn có một lợi thế lớn là tỷ lệ mở rất cao lên đến 98% (theo nghiên cứu của Gartner). Vì SMS không bị giới hạn bởi kết nối Internet, nên doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ không có kết nối mạng.
Bên cạnh đó, SMS còn là một kênh giao tiếp tức thời, cho phép doanh nghiệp gửi thông điệp nhanh chóng và trực tiếp đến khách hàng một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp (ví dụ như xác thực thông tin hay cảnh báo bảo mật từ ngân hàng, tổ chức tài chính) hoặc nhắc nhở lịch hẹn, thời hạn chương trình khuyến mãi. Theo nghiên cứu của Voicesage thông qua khảo sát 23 tỷ tin nhắn văn bản được gửi mỗi ngày trên toàn thế giới năm 2022, đối với các lời nhắc cuộc hẹn và xác nhận lịch trình, đa số khách hàng muốn thực hiện qua tin nhắn hơn là gọi điện thoại, với tỷ lệ 67%.
Hơn hết, SMS không chỉ là một kênh tiếp thị độc lập mà còn có khả năng tích hợp với các kênh khác để tạo ra một trải nghiệm liền mạch hơn cho khách hàng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng SMS như một phần trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Tuy vậy, để thích ứng với sự thay đổi trong hành vi khách hàng và tận dụng các cơ hội, có lẽ SMS Marketing trong tương lai sẽ có một số thay đổi và phát triển về nội dung, hình thức, cách triển khai và công nghệ kết hợp.
Cá nhân hóa trong SMS Marketing là gửi tin nhắn đến đúng người và đúng thời điểm.
Thực tế, cá nhân hóa không chỉ định hình tương lai của SMS Marketing nói riêng mà còn có sức nặng với toàn bộ hoạt động tiếp thị nói chung. Khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết nên họ luôn mong đợi những trải nghiệm được thiết kế riêng cho mình.
Theo đó, khách hàng sẽ muốn nhận được những nội dung quảng cáo có liên quan đến mình thay vì những tin nhắn chung chung hay liên tục SPAM. Tin nhắn cá nhân hóa sẽ cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến từng khách hàng và sẵn sàng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của họ.
Doanh nghiệp có thể cá nhân hóa nội dung tin nhắn SMS dựa trên thông tin khách hàng như tên, sở thích, lịch sử mua hàng,... với sự hỗ trợ của nền tảng dữ liệu PangoCDP. PangoCDP sẽ giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, sau đó phân khúc khách hàng tự động dựa trên các tiêu chí phù hợp, giúp doanh nghiệp thiết lập các kịch bản tin nhắn cá nhân hóa (sử dụng tên, nhắc đến sản phẩm yêu thích,...) và gửi đến khách hàng vào đúng thời điểm thích hợp (dựa trên thời gian, thói quen của khách hàng).
Với số lượng khách hàng lên đến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người, doanh nghiệp không thể xoay sở gửi thủ công cho tất cả. Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những công cụ tự động hóa ngày càng thông minh và hữu ích. Việc ứng dụng tự động hóa không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp cạnh tranh trong thời đại số.
Tự động hóa trong SMS Marketing là sử dụng công nghệ để tự động gửi tin nhắn theo kịch bản định sẵn. Tự động hóa mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị và nền tảng gửi tin SMS tự động hóa. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn một nền tảng gửi tin SMS tự động có tích hợp với hệ thống dữ liệu khách hàng (CRM, CDP) nhằm dễ dàng theo dõi, đo lường hiệu quả của từng chiến dịch gửi tin nhắn và kịp thời điều chỉnh.
Theo đó, VietGuys là đơn vị có hơn 17 năm kinh nghiệm triển khai các dịch vụ gửi tin SMS Marketing, đặc biệt là SMS Brandname - Tin nhắn thương hiệu, cho hơn 5,000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với mục tiêu nâng cấp các dịch vụ gửi tin lên một chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng toàn diện, mang lại giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, VietGuys đã kết hợp cùng đối tác chiến lược ByteTech áp dụng và phân phối mô hình giải pháp công nghệ “The Master Channel”, trong đó bao gồm nền tảng dữ liệu PangoCDP tích hợp với hệ thống gửi tin tự động của VietGuys.
Khi lựa chọn dịch vụ gửi tin SMS tại VietGuys, doanh nghiệp không chỉ tự động hóa quy trình gửi tin và cá nhân hóa nội dung dựa trên dữ liệu một cách dễ dàng mà còn có thể đo lường và đánh giá hiệu quả theo thời gian thực.
Gửi tin nhắn đến hàng trăm, hàng nghìn khách hàng cùng một lúc không phải là nhiệm vụ khó khăn đối với các nền tảng gửi tin tự động hóa. Song, việc phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng và có mục tiêu cũng quan trọng không kém. Nếu phản hồi một cách đại khái, thủ công, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi phải xử lý nhiều tin nhắn SMS cùng lúc.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) hay Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh (Generative AI), tương lai SMS Marketing có thể áp dụng Chatbot để phản hồi riêng cho từng khách hàng theo ngôn ngữ tự nhiên nhất như con người. Giống như cách một số công cụ Generative AI hiện nay như ChatGPT (OpenAI), Bard (Google), Gemini (Google DeepMind), Bing AI (Microsoft),... trả lời các thắc mắc của chúng ta.
Chatbot, một phát triển của AI, khi được tích hợp vào trong một chiến dịch SMS Marketing có thể tự động gửi phản hồi tức thì cho khách hàng, nhắc nhở họ về các giao dịch và thậm chí trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng. Trong bài báo về: “Machine Learning Is A Critical Element of Modern SMS Marketing”, nghiên cứu của tác giả cho rằng Chatbot có thể trò chuyện và trả lời các truy vấn của con người một cách tự nhiên bằng cách thu thập dữ liệu và học hỏi từ thông tin thu thập được thông qua máy học.
Thay vì phải trả cho nhân viên một số tiền để trả lời cùng một câu hỏi nhiều lần, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để trả lời những câu hỏi đó, đáp ứng nhu cầu 24/7 của khách hàng nhanh chóng, giảm khả năng đánh mất khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng giá trị thương hiệu tốt hơn.
Ngoài Trí tuệ Nhân tạo AI, tương lai SMS Marketing có kết hợp cùng với những công nghệ khác hay không vẫn là một câu hỏi. Công nghệ sẽ không ngừng thay đổi, việc nắm bắt các xu hướng mới và áp dụng linh hoạt nhằm nâng cấp chiến dịch SMS Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt so với đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng trong một thị trường đầy cạnh tranh.
Tạo niềm tin cho khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến nhằm tránh rủi ro về pháp lý và bảo vệ uy tín thương hiệu.
Hiện nay, để ngăn chặn tình trạng giả mạo thương hiệu, các nhà mạng cũng yêu cầu xác thực nghiêm ngặt hơn đối với các doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Brandname. Bao gồm việc xác minh giấy phép kinh doanh, kiểm tra thông tin đăng ký và thậm chí yêu cầu các biện pháp bảo mật bổ sung như xác thực hai yếu tố. Do vậy, khi đăng ký dịch vụ SMS Brandname, doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu của nhà mạng để việc triển khai diễn ra dễ dàng hơn.
Trong thời gian sắp tới, các nhà mạng cũng sẽ đầu tư vào công nghệ mới để phát hiện và ngăn chặn các tin nhắn spam, lừa đảo, chứa mã độc hoặc nội dung không phù hợp. Các công nghệ mới như Trí tuệ Nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning) và Blockchain sẽ được xem xét ứng dụng để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro về tài chính và thông tin cá nhân.
SMS Marketing trên thực tế vẫn mang lại hiệu quả đối với các lĩnh vực kinh doanh đặc thù như ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, thương mại điện tử,... trong việc truyền tải thông tin trực tiếp, ngắn gọn và nhanh chóng đến khách hàng, dù đã tồn tại và phát triển đến nay được hơn 20 năm.
Mặc dù trong một vài năm trở lại đây, SMS đang có dấu hiệu bão hòa, tuy nhiên khi kết hợp SMS với các công nghệ mới như “The Master Channel”, doanh nghiệp có thể nâng cấp chiến dịch SMS Marketing lên một tầm cao mới nhờ việc nắm bắt dữ liệu khách hàng một cách tức thì và dễ dàng triển khai các kịch bản cá nhân hóa cũng như tự động hóa, tối ưu chi phí và nguồn lực.
Tóm lại, các doanh nghiệp nên liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng công nghệ mới, tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tận dụng tốt sức mạnh của dữ liệu. Có như vậy, các doanh nghiệp mới khai thác được toàn bộ tiềm năng của SMS và bất kỳ công nghệ Mobile Marketing nào khác có thể xuất hiện trong tương lai.