Trong bối cảnh ngân sách quảng cáo bị thắt chặt, các thương hiệu đã lựa chọn những cách thức Mobile Marketing nào để gây ấn tượng với người tiêu dùng?
Theo đánh giá của Harvard Business Review, năm 2023 là giai đoạn các doanh nghiệp phải trải qua nhiều biến động trước hàng loạt các vấn đề như suy thoái kinh tế, chi tiêu tiêu dùng giảm, chuỗi cung ứng bị đứt quãng ở nhiều nơi,... Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cắt giảm ngân sách cho các hoạt động, trong đó bao gồm ngân sách quảng cáo và tiếp thị trên di động (Mobile Marketing).
Trong bối cảnh ngân sách quảng cáo bị thắt chặt, các thương hiệu đã lựa chọn những cách thức Marketing nào để gây ấn tượng với người tiêu dùng?
Nửa đầu năm 2023, loạt ứng dụng như ChatGPT, Bard, Bing,... đã “làm mưa làm gió” trên khắp các trang mạng xã hội. Bằng việc tạo ra những kết quả mới (nội dung, hình ảnh, thậm chí bộ mã máy tính,...) dựa trên nền tảng dữ liệu huấn luyện, những ứng dụng tích hợp Generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) - một hình thái mới của AI, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các thương hiệu bởi những lợi ích mà chúng mang lại.
Với tính sáng tạo và ứng dụng cao, AI tạo sinh đã được nhiều thương hiệu đưa vào các hoạt động quảng cáo và Mobile Marketing nhằm tối ưu nguồn lực, chi phí, nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Chẳng hạn như:
Heinz - một thương hiệu chế biến và cung cấp thực phẩm nổi tiếng ở Mỹ cũng ứng dụng công cụ của AI tạo sinh vào chiến dịch truyền thông sản phẩm sốt cà chua mới của mình thông qua một câu hỏi đơn giản: “Theo trí tuệ nhân tạo, sốt cà chua trông như thế nào?” và những hình ảnh hài hước được tạo ra từ công cụ này đã làm cho chiến dịch trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.
Duolingo - ứng dụng học ngôn ngữ hàng đầu thế giới cũng không nằm ngoài “cuộc chơi” khi ra mắt Duolingo Max có ứng dụng nền tảng GPT-4 của OpenAI, một mô hình điển hình của AI tạo sinh, cung cấp cho người học những tính năng mới như nhập vai để thực hành hội thoại với những nhân vật hư cấu hay tìm kiếm các câu trả lời một cách chuyên sâu hơn, giúp cải thiện trải nghiệm người học trên Mobile App.
AI nói chung và đặc biệt là khía cạnh mới của AI là AI tạo sinh dù mang lại cho con người những sự hỗ trợ đắc lực, thế nhưng chúng vẫn còn một số hạn chế về mặt ngôn ngữ, thông tin và dữ liệu, và cần có sự quản lý của con người. Đại diện ứng dụng Duolingo cho biết, họ cũng đang sử dụng con người để kiểm duyệt và đảm bảo những nội dung phản hồi người dùng từ AI là chính xác.
Dù vậy, theo dự đoán của các chuyên gia, trong những năm tới, AI sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa và trở thành công cụ đắc lực cho nhân sự ngành quảng cáo trong những chiến dịch truyền thông ấn tượng và khác biệt.
Hình thức tiếp thị qua trò chơi hay còn gọi là Gamification Marketing vốn không còn quá xa lạ với doanh nghiệp. Khi các hình thức quảng cáo truyền thống với tỷ lệ tương tác, tỷ lệ duy trì và khả năng thu hút sự chú ý của người dùng ngày càng giảm, thì Gamification được xem là giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp vực dậy trong giai đoạn khó khăn này.
Gamification Marketing là quá trình kết hợp cơ chế trò chơi vào các ứng dụng thực tiễn trong Marketing để gia tăng sự tương tác và gắn kết người dùng. Bằng cách sử dụng các cơ chế trò chơi như điểm số, huy hiệu, bảng xếp hạng và phần thưởng, Gamification làm cho hoạt động tương tác với thương hiệu và mua sắm trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. game kích thích tính thử thách và cạnh tranh, tạo ra một trải nghiệm thú vị cho khách hàng, từ đó thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh. Vì thế mà có không ít các tập đoàn lớn như Starbucks, Nike, Coca-Cola, Dominos, Shopee, Tiki… cũng ứng dụng Gamification vào hoạt động Marketing.
Năm 2023 chứng kiến Gamification bước lên một tầm cao mới về khả năng tiếp cận và tính tương tác với người dùng khi được tích hợp các công nghệ như Thực tế tăng cường (AR), Thực tế ảo (VR) và Thực tế hỗn hợp (MR), giúp trò chơi trở nên sống động và thu hút người chơi hơn. Đặc biệt, nhiều công ty cũng chú trọng vào việc cá nhân hóa trò chơi giúp tạo ra cảm xúc tích cực giữa khách hàng và thương hiệu. Các tính năng tích hợp mạng xã hội có sẵn cho phép các chiến dịch triển khai được lan tỏa nhanh chóng và giảm đến 50% chi phí cho mỗi lượt tương tác của người dùng.
Một ví dụ điển hình về Gamification tạo ấn tượng trong năm 2023 vừa qua không thể không nhắc đến chiến dịch “Giờ nghỉ bừng hứng khởi” của Coca-Cola với điểm nhấn là game tương tác hai chiều “Giai điệu bừng hứng khởi - Ahhh cùng Coca-Cola” trên Zalo Mini App, thương hiệu đã thành công thu hút hơn 75.000 người tham gia thu về hơn 1.5 triệu lượt chơi game.
Người dùng chỉ cần quét QR Code hoặc truy cập đường link trên các kênh truyền thông về chương trình này của Coca-Cola là có thể dễ dàng đến thẳng giao diện chơi game trên Zalo mà không cần tải bất kỳ ứng dụng game mới nào hay thực hiện các bước đăng nhập phức tạp. Sau khi hoàn thành game, tùy vào mức điểm khách hàng đạt được, họ sẽ nhận quà tặng tương ứng và có thể đổi ngay tại cửa hàng tiện lợi. Điều này giúp sản phẩm Coca-Cola ngày càng trở nên gần gũi, gắn liền với những trải nghiệm vui của người tiêu dùng và trở thành thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng.
Song, có không ít doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng game hoàn chỉnh cho khách hàng chỉ dành cho những ông lớn trong ngành vì họ không có team lập trình, khó có thể thiết kế game chuyên nghiệp, không biết nên lựa chọn hình thức game nào phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty và chưa có công cụ để kiểm soát dữ liệu khách hàng cũng như đo lường hiệu quả chiến dịch. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được các chiến dịch game với chi phí tối ưu hơn bằng hệ thống game có sẵn được đề xuất trên The Master Channel. Cụ thể hơn, hệ thống game này sẽ có các trò chơi khác nhau với cách thức chơi đa dạng. Những trò chơi này có thể được duy trì trong thời gian dài và tùy chỉnh linh hoạt theo bộ nhận diện hoặc nhu cầu riêng của từng thương hiệu chỉ trong 1-2 tuần, đáp ứng nhanh chóng theo mục tiêu của từng chiến dịch.
Thay vì phải xây dựng và phát triển một trò chơi độc lập chỉ phục vụ một mục tiêu nhất định, việc sử dụng hệ thống game có sẵn được đề xuất trên The Master Channel giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí hơn.
Một khi doanh nghiệp đã quyết định đầu tư một hệ thống như đã đề cập ở trên, ngoài việc chú ý đến yếu tố game có thể linh hoạt thay đổi, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng vào yếu tố thu thập dữ liệu từ các chiến dịch này.
Một ví dụ điển hình là Dunkin’ Donuts, một trong những chuỗi cửa hàng bánh donut lớn nhất thế giới. Công ty đã tạo ra trò chơi trực tuyến có tên On Your Mark và mời khách hàng tham gia vào các thử thách để đổi lấy thẻ quà tặng Dunkin’ Donuts. Điều này cho phép công ty thu thập dữ liệu của người chơi và thông tin chi tiết có giá trị về người tiêu dùng nhằm tối ưu các chiến dịch và phục vụ mục tiêu kinh doanh.
Để thu thập dữ liệu người chơi qua game một cách bài bản, một hệ thống như CDP sẽ hoàn toàn phù hợp để tập hợp dữ liệu người chơi từ các Mini game, đồng thời hỗ trợ việc cấu hình các kịch bản trả thưởng, tạo hiệu ứng tranh đua để tối ưu số lượng người chơi. Mục tiêu cuối cùng là tối ưu hiệu quả của chiến dịch.
Tóm lại, với những lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng từ Gamification Marketing. Đây không chỉ là xu hướng tiếp thị nổi bật trong năm qua mà trong tương tai còn có thể mang đến những kết quả đột phá cho doanh nghiệp.
Super App hay còn gọi là siêu ứng dụng chứa vô vàn ứng dụng con (Mini App) cung cấp đa dạng các tính năng và dịch vụ, từ gọi xe, đặt đồ ăn, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, vé xem phim cho đến việc trò chuyện, giải trí, mua sắm, thanh toán trực tuyến,... Để dễ hình dung, bạn có thể nghĩ đến các siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam như Momo, Grab hoặc Shopee,...
Thay vì phải sử dụng nhiều ứng dụng riêng lẻ, người dùng có thể tiếp cận nhiều dịch vụ tiện ích thông qua một nền tảng tập trung duy nhất là Super App. Việc hội tụ “mọi thứ trong một” không chỉ giúp đơn giản hóa trải nghiệm người dùng mà còn tiết kiệm không gian lưu trữ trên điện thoại và thời gian chuyển đổi giữa các ứng dụng, mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho người dùng.
Nếu chỉ là câu chuyện tập hợp các tính năng của doanh nghiệp trên Super App cho người dùng của họ thì có lẽ Super App vẫn chưa đạt đến sự linh động cao nhất. Lấy ví dụ về Grab, ứng dụng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với chức năng đặt xe ban đầu đã phát triển thêm các chức năng đặt đồ ăn, cổng thanh toán, tài chính. Dù đã có hàng loạt chức năng nhưng ứng dụng Grab vẫn chỉ xoay quanh câu chuyện giữa công ty Grab và khách hàng của họ. Hay để giải thích dễ hiểu hơn thì một doanh nghiệp khác như Nutifood không thể tương tác với khách hàng của Nutifood thông qua Grab.
Nhưng với các Super App ở cấp độ như WeChat ở Trung Quốc hay ứng dụng nhắn tin Zalo ở Việt Nam thì việc này hoàn toàn khả thi. Những nền tảng này giúp tất cả doanh nghiệp có thể xây dựng kênh tương tác và truyền thông của chính mình ngay trên đó. Không chỉ xây kênh tương tác với OA (Official Account) hay Mini App, doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng người dùng khổng lồ trên nền tảng này, chẳng hạn với 74 triệu người dùng thường xuyên của Zalo và 35 triệu người dùng thế hệ Gen Z của MoMo.
Super App là công nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong thời gian vừa qua và được nhận định là “tương lai đã được nhìn thấy” của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp lựa chọn Super App làm kênh tương tác chủ đạo (hay còn gọi là The Master Channel) với khách hàng như Coca-Cola, Mead Johnson, Highlands,...
Một ví dụ thành công trong việc lựa chọn Super App để xây dựng kênh tương tác chủ đạo The Master Channel với khách hàng đó chính là Nutifood - Thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 22% thị phần và có 3 năm liên tiếp đứng đầu doanh thu sữa trẻ em với dòng sản phẩm GrowPLUS+. Với The Master Channel và sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt dữ liệu từ PangoCDP, Nutifood đã thực hiện thành công 10 chiến dịch trong vòng chín tháng và tiếp cận được hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Mô hình Activation được nâng cấp với The Master Channel của Nutifood cũng hút hàng nghìn lượt khách hàng đăng ký và nhận sampling trong sự kiện tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS) Hà Nội, tăng hơn 3.5 lần so với trước khi ứng dụng The Master Channel. Đồng thời, tối đa hoá hiệu suất làm việc của PG (mỗi PG có thể phát sampling gấp gần 7 lần so với trước đó).
Với sự hỗ trợ của nền tảng dữ liệu PangoCDP, Nutifood còn thu thập được insight khách hàng qua mỗi chiến dịch, phân khúc khách hàng tự động và tiếp cận khách hàng bằng các kịch bản cá nhân hóa và những dòng sản phẩm phù hợp. Việc thực hiện các kịch bản này đều tự động và xuyên suốt, giúp thương hiệu tối ưu nguồn lực và chi phí.
Không chỉ thể hiện giá trị qua những con số, có lẽ thành công lớn nhất của Nutifood đó chính là xây dựng được một cộng đồng yêu thích thương hiệu và sẵn sàng quảng bá cho thương hiệu (theo chia sẻ của ông Mai Thanh Việt - Deputy CEO Nutifood).
Trong giai đoạn thắt chặt ngân sách, việc lựa chọn Super App để tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí so với việc đầu tư một ứng dụng riêng biệt. Đối với các doanh nghiệp lớn đã có sẵn nền tảng và lượng khách hàng thì việc duy trì một ứng dụng độc lập là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nghĩ đến việc xây dựng một ứng dụng riêng lẻ để tiếp cận và tương tác với khách hàng thì đừng nên vội. Super App sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp, vì đã có sẵn lượng người dùng, và doanh nghiệp trên thực tế có thể xây dựng Mini App thay thế cho một ứng dụng để tạo ra các hoạt động và trải nghiệm thú vị cho người dùng với thời gian rút ngắn hơn. Đôi khi đây còn là những nền tảng vững chắc về bài học và kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi có mong muốn phát triển riêng ứng dụng của mình sau này.
Trong nhiều năm qua, với sự soán ngôi liên tục của các nền tảng truyền thông trên Mobile, Super App hiện tại có lẽ là xu hướng nổi bật nhất khi chứng minh được giá trị trong việc mang lại trải nghiệm khách hàng liền mạch và thuận tiện.
Nhắn tin từ lâu đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta sử dụng tin nhắn rất nhiều lần trong ngày để tương tác với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp,... Từ đây, các ứng dụng nhắn tin miễn phí cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu này và nhanh chóng mở rộng tính năng để đáp ứng các nhu cầu khác của người dùng như tìm kiếm thông tin, giải trí, mua sắm, thanh toán,…
Kết nối với khách hàng qua các nền tảng nhắn tin không chỉ là một xu hướng mà nó còn là một điều tất yếu với các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Theo báo cáo chuyên sâu về nền tảng nhắn tin và mạng xã hội được thực hiện bởi trường Đại học RMIT và Adtima (2023) cho thấy, Việt Nam hiện có 77.93 triệu người sử dụng Internet, xếp thứ 39 trên toàn cầu. Trong đó, 74% người dùng Internet luôn kết nối thông qua các ứng dụng nhắn tin thường xuyên và Zalo là nền tảng phổ biến nhất với người dùng Việt, tiếp theo là Facebook Messenger (73%), Viber (33%) và Skype (32%) lần lượt xếp thứ ba và thứ tư, trong khi các ứng dụng nhắn tin khác có tỷ lệ sử dụng thấp ở Việt Nam chẳng hạn như WhatsApp (26%) và Line (23%).
Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cũng cho thấy cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần. Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất, khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.
Những số liệu trên cho thấy, xu hướng tiếp cận người dùng và truyền thông qua các ứng dụng nhắn tin vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2024. Những lợi ích cho thể thấy là:
Thứ nhất, chi phí đầu tư cho các ứng dụng nhắn tin thường thấp hơn nhiều so với các kênh nhắn tin truyền thống. Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp kinh doanh hội thoại của Meta giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như SMS, Email hay các ứng dụng khác.
Thứ hai, các ứng dụng nhắn tin, chẳng hạn như Zalo, Viber đã có sẵn một lượng người dùng truy cập thường xuyên giúp nhãn hàng có thể dễ dàng tiếp cận tối đa tệp khách hàng tiềm năng.
Thứ ba, ứng dụng nhắn tin là một kênh trao đổi trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Theo một khảo sát từ Sentient Decision Science, 70% người dùng cho biết họ thường nhắn tin cho doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ và 59% người quyết định mua hàng qua tin nhắn.
Và cuối cùng, những ứng dụng nhắn tin thường dễ sử dụng. Bất kỳ Marketers cũng có thể tạo và quản lý chiến dịch quảng cáo trên những ứng dụng này.
Do đó, các ứng dụng nhắn tin hiện nay được xem là giải pháp tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả, là giải pháp mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Ngày nay, nếu doanh nghiệp nào chưa sử dụng ứng dụng nhắn tin để Marketing thì có thể công ty đó đang bỏ lỡ một trong những kênh hiệu quả nhất để kết nối với khách hàng.
Năm 2023 đã khép lại với nhiều biến động trên thế giới nói chung và ngành Mobile Marketing nói riêng. Một năm mới lại đến, mang theo nhiều cơ hội và thách thức cho các Marketers. Việc trang bị kiến thức, liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất và giữ tâm thế vững vàng trước khó khăn sẽ là những hành trang cần thiết để nhân sự ngành quảng cáo và Mobile Marketing có thể phát huy tiềm năng và cho ra đời nhiều chiến dịch nổi bật hơn nữa.
Là nhà cung cấp các giải pháp Mobile Marketing hàng đầu Việt Nam với hơn 17 năm kinh nghiệm và nhận được sự tin tưởng của hơn 5,000 nhãn hàng trong và ngoài nước như Pharmacity, Vietnam Airlines, Be Group, CGV, Grab, Shopee, Samsung, LG,… VietGuys tự hào khi được trở thành người đồng hành đáng tin cậy của bạn trong việc vận hành các chiến lược Mobile Marketing vượt trội cho doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về các giải pháp Mobile Marketing tại đây.