Chiến dịch được số hóa toàn diện, tối ưu chi phí và dễ dàng triển khai đồng thời tại hàng trăm cửa hàng bán lẻ hoặc các chuỗi F&B, có công cụ tương tác, chăm sóc sau đó qua kênh “The Master Channel”.
Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhãn hàng đầu tư ngân sách cho những trải nghiệm khách hàng tại điểm bán là điều tất yếu. Tuy nhiên, cuộc đua về ngân sách sẽ không phải là chiến lược thông minh và lâu dài với các doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tập trung vào xây dựng trải nghiệm mới mẻ tại điểm bán một cách sáng tạo và khác biệt với giải pháp The Master Channel, tự động hóa và tối ưu chi phí.
Với các mặt hàng tiêu dùng nhanh và thường xuyên như tã, sữa,... người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm tại tạp hóa, cửa hàng hay siêu thị gần nhà hơn là đặt hàng Online.
Đặc biệt, với các mặt hàng về mỹ phẩm, sản phẩm cao cấp, có giá trị cao, cũng thường được người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn đi đến các chuỗi bán lẻ mỹ phẩm uy tín gần nhà như Guardian, Hasaki,... vì nhu cầu trải nghiệm sản phẩm, cho phép tiếp xúc trực tiếp, dùng thử và nhận tư vấn từ nhân viên bán hàng để mua hàng.
Do vậy, với các thương hiệu FMCG, Cosmetic, Dược phẩm,... thì cửa hàng Offline vẫn chiếm trọng số quan trọng trong tổng doanh thu bán hàng. Và việc tiếp cận khách hàng tại điểm bán là một trong những chiến lược quan trọng của các thương hiệu nhằm tăng trưởng doanh số.
Ví dụ, ở nhà bạn thường xuyên nhìn thấy quảng cáo kem đánh răng A, theo lẽ thường, A sẽ nằm trong tâm trí của bạn (Top Of Mind), rằng cứ nghĩ đến kem đánh răng là nhớ tới A. Tuy nhiên, khi đi đến siêu thị, bạn lại thấy kem đánh răng B trà xanh đang khuyến mãi một tuýp kem tặng kèm một bàn chải mà thương hiệu A không có. Bên cạnh đó, B trà xanh mới được trưng bày bắt mắt, dễ thấy, dễ lấy nên bạn chọn B trà xanh khuyến mãi bàn chải về dùng thử. Vậy trong đầu trước khi đi mua kem đánh răng, bạn đã nghĩ đến A, nhưng khi ra về trong túi của bạn lại có… B trà xanh.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi người tiêu dùng đã có ý định mua một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, họ vẫn có thể thay đổi quyết định dựa trên những gì họ thấy, trải nghiệm và cảm nhận tại điểm bán.
Thực tế, các nhãn hàng vẫn luôn đầu tư phần lớn ngân sách cho các chương trình Marketing, đội ngũ PG và Promotion tại điểm bán. Theo số liệu thống kê của Nielsen, hàng năm chi phí cho Trade Promotion chiếm đến 60% ngân sách Marketing với con số lên đến 100 tỷ USD. Còn theo Harvard Business Review, Trade Promotion thường chiếm chi phí lớn nhất trong hoạt động doanh nghiệp.
*Trade Promotion là một chiến thuật Marketing được nhà sản xuất triển khai tại điểm bán lẻ, nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm, chẳng hạn như triển khai chương trình ưu đãi “mua 1 tặng 1” tại hệ thống siêu thị toàn quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhãn hàng đầu tư ngân sách cho những trải nghiệm khách hàng tại điểm bán là điều tất yếu. Tuy nhiên, cuộc chạy đua về ngân sách sẽ không phải là chiến lược thông minh và lâu dài với các doanh nghiệp.
Vì lý do chi phí, không phải lúc nào các thương hiệu cũng có thể duy trì đội ngũ PG và các chương trình khuyến mãi tại chuỗi.
Thay vào đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tập trung vào xây dựng trải nghiệm mới mẻ tại điểm bán một cách sáng tạo và khác biệt với giải pháp The Master Channel, tự động hóa và tối ưu chi phí.
Mục tiêu chính của việc tiếp cận khách hàng mới thông qua các chiến dịch Promotion tại chuỗi bán lẻ với The Master Channel là tăng doanh số bán hàng, khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn để nhận khuyến mãi.
Có hai hướng tiếp cận khách hàng mới thông qua các chiến dịch Promotion tại chuỗi bán lẻ với The Master Channel như sau:
Khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện về giá trị đơn hàng, danh mục sản phẩm, sẽ được nhân viên tại cửa hàng truyền thông về chương trình khuyến mãi hoặc quay số trúng thưởng, nhận quà tặng của thương hiệu. Khách hàng sẽ được hướng dẫn tham gia bằng cách quét mã QR trên hóa đơn và follow Zalo OA của thương hiệu để nhận quà hoặc voucher ưu đãi sử dụng ngay hoặc trong lần mua hàng tiếp theo. Thương hiệu ngay lập tức sẽ nhận được thông tin đầy đủ của những khách hàng đã quét QR Code và có thể tương tác tự động sau đó qua nền tảng dữ liệu PangoCDP.
Cách làm này phù hợp với:
Trong hành trình mua sắm của mình, khả năng cao khách hàng sẽ mua thêm những món đồ khác khi thấy khuyến mãi hấp dẫn. Vì vậy, thương hiệu có thể bố trí POSM ở các vị trí thuận tiện tại quầy hàng, quầy thanh toán, trên POSM có QR Code để khách hàng quét và nhận voucher giảm giá của thương hiệu.
Cách làm này phù hợp với:
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội mới để tiếp cận và chinh phục khách hàng tại chuỗi bán lẻ với The Master Channel. Chi tiết về cách triển khai doanh nghiệp có thể liên hệ VietGuys qua: