Tích điểm đổi quà là một phương pháp Marketing phổ biến khuyến khích khách hàng chi tiêu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn thông qua quá trình tích điểm.
Tích điểm đổi quà là một phương pháp Marketing phổ biến khuyến khích khách hàng chi tiêu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn thông qua quá trình tích điểm.
Ý tưởng cơ bản về một chương trình tích điểm đổi quà đã xuất hiện từ lâu. Vào những năm 1930 tại Hoa Kỳ, các cửa hàng tạp hóa và công ty xăng dầu bắt đầu đưa ra các chương trình tặng tem cho khách hàng. Những con tem được thu thập sau mỗi lần mua hàng có thể đổi lấy quà tặng hoặc món hàng trong danh mục sản phẩm.
Sổ lưu trữ tem tích điểm ngày trước. Nguồn: lvpnews.com
Đầu những năm 1980, American Airlines đã khởi xướng khái niệm “chương trình khách hàng thân thiết” với chương trình Advantage nổi tiếng. Vài năm sau, Discover bắt đầu khái niệm hoàn tiền cho khách hàng dựa trên số lượng mua hàng trong năm đó.
Từ những năm 2000 trở về sau, các hình thức tích điểm đổi quà trở nên đa dạng và phổ biến hơn, nhờ sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Ban đầu là tích điểm qua thẻ giấy, đọc số điện thoại cho nhân viên cửa hàng cho đến việc tích điểm trên ứng dụng di động (Mobile App), quét mã QR Code,...
Chương trình tích điểm đổi quà hoạt động với cơ chế đơn giản: Mỗi khách hàng khi hoàn thành giao dịch mua sắm hoặc tham gia các hoạt động tương tác như đánh giá sản phẩm, giới thiệu bạn bè, làm khảo sát... họ sẽ nhận được điểm thưởng thông qua ứng dụng di động, website hoặc tin nhắn từ thương hiệu,...
Khách hàng có thể linh hoạt đổi điểm để sở hữu những ưu đãi như giảm giá, thẻ quà tặng mua sắm, dịch vụ đặc biệt được thiết kế riêng,...
Một số doanh nghiệp còn cá nhân hóa phần thưởng dựa trên sở thích và hành vi của từng khách hàng, mang lại trải nghiệm độc nhất và tăng cường sự gắn kết.
Chiến lược tích điểm đổi quả có khả năng mang lại lợi ích cho cả hai bên: doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Với người tiêu dùng, việc tích điểm đổi quà giúp họ có cơ hội tiết kiệm chi phí và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn từ thương hiệu.
Với doanh nghiệp, chiến lược tích điểm đổi quà mang lại nhiều lợi ích thiết thực về mặt kinh doanh và phát triển mối quan hệ với khách hàng như sau:
Khuyến khích giao dịch mua sắm: Việc tích điểm đổi quà thường kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn để đạt mức điểm cần thiết để đổi quà, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng.
Tăng cường sự trung thành của khách hàng: Khi khách hàng được tích lũy điểm thưởng qua mỗi giao dịch, họ có xu hướng quay lại mua sắm nhiều lần hơn để đạt đủ điều kiện đổi quà. Điều này không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn tạo điều kiện để thu hút khách hàng mới thông qua trải nghiệm tích cực và sự lan tỏa từ người tiêu dùng.
Tạo dựng sự khác biệt so với đối thủ và tăng nhận diện thương hiệu: Một chương trình tích điểm đổi quà hấp dẫn giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Khách hàng sẽ tham gia tích cực vào chương trình của bạn và nhớ đến thương hiệu nhờ những ưu đãi và trải nghiệm đặc biệt.
Điển hình có thể nhắc đến chương trình Starbucks Rewards của chuỗi cà phê Starbucks, được đánh giá là một trong những chương trình khách hàng thân thiết tốt nhất hiện có trong lĩnh vực bán lẻ.
Với mỗi chi tiêu được thực hiện tại bất kỳ cửa hàng Starbucks nào trên toàn cầu, người dùng có thể tích lũy “điểm ngôi sao” vào tài khoản Starbucks Rewards của mình. Việc tích lũy điểm ngôi sao và đổi phần thưởng của Starbucks Rewards được thương hiệu thiết kế dưới dạng các thử thách để tăng mức độ tương tác của khách hàng. Theo đó, các thử thách được “gã khổng lồ cà phê” này đưa ra thường xuyên và đa dạng hình thức.
Khi tích lũy đủ một số điểm ngôi sao nhất định, thành viên của Starbucks sẽ nhận được các ưu đãi tương ứng như mua 1 tặng 1, thức uống miễn phí hay quà tặng đặc biệt.
Có thể thấy, thay vì giảm giá ngay lập tức cho khách hàng, việc cho phép khách hàng tích lũy điểm và đổi thưởng giúp thương hiệu đảm bảo doanh số khi người tiêu dùng liên tục thực hiện giao dịch, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành.
Thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng: Trong quá trình tích điểm, khách hàng sẽ cung cấp thông tin cá nhân và thói quen mua sắm của mình. Dữ liệu này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, từ đó phát triển các chiến lược marketing cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng một cách hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng: Chương trình tích điểm không chỉ là công cụ khuyến mãi mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Qua các chương trình đổi quà, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và tri ân đối với khách hàng, tạo ra sự gắn kết lâu dài và tăng cường mối quan hệ sau bán hàng.
Ngày nay, khi bước vào bất kỳ cửa hàng ăn uống, thời trang hay siêu thị nào, bạn cũng sẽ nghe thấy một câu hỏi quen thuộc: “Không biết anh/chị đã có thẻ hoặc app tích điểm bên em chưa ạ?” Trong thời đại cạnh tranh này, hiếm thấy một doanh nghiệp nào mà không đầu tư vào thẻ tích điểm hay Loyalty App để thu hút và giữ chân khách hàng.
Song, thẻ tích điểm vật lý hay Mobile App đều có những bất cập và hạn chế riêng trong việc khai thác doanh số từ tệp khách hàng trung thành.
Thẻ tích điểm thường dễ thất lạc, lẫn lộn hoặc rơi mất và khách hàng không phải lúc nào cũng đem theo thẻ bên cạnh. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu khách hàng và thiếu đi sự tương tác trực tiếp với khách hàng, ví dụ như thông báo về ưu đãi hấp dẫn, nhắc nhở đổi điểm tích lũy, sử dụng voucher,... Từ đây, doanh nghiệp có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy khách hàng mua sắm và tăng doanh số.
Với Mobile App, mặc dù đây là lựa chọn phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn, tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng tải và cài đặt thêm một ứng dụng mới, đặc biệt nếu họ không thường xuyên mua sắm tại cửa hàng của bạn. Chi phí phát triển, duy trì và cập nhật một Mobile App cũng rất lớn, đặc biệt nếu doanh nghiệp muốn có một ứng dụng chất lượng cao với nhiều tính năng, chưa kể đến các chi phí khác để truyền thông và giữ chân người dùng trên ứng dụng.
Bên cạnh đó, Mobile App không phải lúc nào cũng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam, nhất là với những người lớn tuổi, không rành về công nghệ. Những doanh nghiệp có đối tượng khách hàng chủ yếu là người trung niên hoặc lớn tuổi sẽ rất khó khuyến khích khách hàng tải app và tích điểm qua đó.
Tựu trung, nếu số lượng khách hàng tải và sử dụng ứng dụng thấp, hiệu quả của chương trình tích điểm sẽ bị hạn chế. Đặc biệt, nếu ứng dụng không cung cấp các ưu đãi hấp dẫn và được cá nhân hóa, khách hàng càng không có động lực để tải app, tích điểm hay mua sắm thường xuyên hơn.
Để khắc phục những hạn chế trên, các doanh nghiệp có thể xem xét giải pháp của The Master Channel: Mini App Loyalty kết hợp với mã QR in trên hóa đơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chương trình tích điểm đổi quà hiệu quả cho khách hàng, không cần tải app và tối ưu chi phí.
Song, những doanh nghiệp vừa và lớn nào đã sở hữu một Loyalty App với lượng truy cập thường xuyên và hiệu quả vẫn có thể tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu muốn tận dụng tập khách hàng trên Zalo và điều hướng họ đến Loyalty App của mình có thể triển khai giải pháp trên của The Master Channel.
Mini App Loyalty là một hệ thống tích điểm linh hoạt hoạt động như một Zalo Mini App trên nền tảng Zalo - Ứng dụng gọi điện và nhắn tin quen thuộc với đại đa số người dùng Việt Nam.
Mini App Loyalty cho phép khách hàng chỉ cần quét mã QR in trên hóa đơn để tích lũy điểm sau mỗi lần mua sắm mà không cần phải mang theo thẻ tích điểm, tải app mới hay đăng ký tài khoản phức tạp,...
Điều này mang lại những lợi ích như:
Tóm lại, việc sử dụng mã QR trên hóa đơn để tích điểm đổi quà thông qua Mini App Loyalty không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và quy trình vận hành.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tích điểm hiện đại, dễ sử dụng và hiệu quả, Mini App Loyalty của The Master Channel chính là lựa chọn không thể bỏ qua. Hãy liên hệ ngay cho VietGuys để được tư vấn: https://www.vietguys.biz/vi/contact-us