VIETGUYS | 19/02/2025

Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế chương trình Reward đều có các mục tiêu khác nhau như: thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại hoặc gia tăng tương tác từ đó tăng doanh số,... Dù là mục tiêu nào thì một chương trình Reward cũng cần bảo đảm các yếu tố cốt lõi sau đây để thành công.

Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế chương trình Reward đều có các mục tiêu khác nhau như: thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại hoặc gia tăng tương tác từ đó tăng doanh số,... Dù là mục tiêu nào thì một chương trình Reward cũng cần bảo đảm các yếu tố cốt lõi sau đây để thành công.

Phần thưởng có giá trị, phù hợp

Yếu tố hấp dẫn người tham gia đầu tiên chính là phần thưởng.

Một phần thưởng hấp dẫn không nhất thiết phải “đắt đỏ”, nhưng cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, hoàn tiền có thể hấp dẫn với những khách hàng thường xuyên giao dịch số lượng lớn, voucher giảm giá hoặc quà tặng nhỏ lại hiệu quả với nhóm khách hàng mới, Mobile Topup đặc biệt hữu ích và tiện lợi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông hoặc cho những hành động đơn giản như follow OA của doanh nghiệp hay hoàn tất một khảo sát nhanh.

Mpbile Topup.
Trả thưởng Mobile Topup qua tin nhắn Zalo.

Bên cạnh một phần thưởng giá trị và đủ sức hấp dẫn, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cơ chế nhận thưởng rõ ràng và dễ dàng để thu hút người tham gia.

Xây dựng cơ chế trả thưởng hấp dẫn, tạo động lực tham gia

Một chương trình Reward (trả thưởng) thành công bắt đầu từ cách mà khách hàng trải nghiệm nó.

Thay vì chỉ đưa ra yêu cầu kèm phần thưởng một cách cứng nhắc, doanh nghiệp có thể game hóa chương trình trả thưởng bằng các thử thách vui nhộn hoặc trò chơi mang tính may rủi, tạo cảm giác vui vẻ và hứng thú cho khách hàng.

Với game, doanh nghiệp có thể thiết kế theo nhận diện thương hiệu, giúp hình ảnh thương hiệu xuất hiện liên tục trong tâm trí người dùng và phủ sóng trong suốt quá trình chơi game, nhận quà.

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số loại game được xây dựng trên Mini App trong thư viện game của The Master Channel để ứng dụng trong chiến dịch của mình. Tham khảo các game tại: https://www.brandgames.vn/ 

Gamifying The Master Channel.

Tiếp theo, cách thức tham gia chương trình cũng cần phải rõ ràng và dễ dàng để mọi khách hàng đều có thể trải nghiệm mà không gặp khó khăn. Ví dụ, khách hàng có hóa đơn đạt đủ điều kiện chỉ cần quét QR Code trên hóa đơn để chơi game, nhận quà. Hoặc khách hàng khi nhìn thấy quảng cáo trên Facebook của thương hiệu về chương trình có thể nhấp vào link để tham gia ngay.

Cách thức tham gia tiện lợi nhất cho khách hàng là điều hướng họ vào một kênh tương tác chủ đạo, với nhiều tính năng vượt trội, ví dụ như Zalo. Khi người dùng truy cập vào link quảng cáo hay quét QR Code, họ sẽ đến Zalo và dễ dàng chơi game mà không cần tải app mới hay đăng nhập phức tạp.

Đặc biệt, doanh nghiệp cũng sẽ sở hữu được dữ liệu khách hàng định danh và các dữ liệu khảo sát khác khi khách hàng đồng ý chia sẻ trong quá trình chơi game. Những thông tin quý giá này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.

Truyền thông chiến dịch hiệu quả

Một chiến dịch dù hấp dẫn đến đâu cũng không thể thành công nếu khách hàng không biết đến. Do đó, truyền thông chiến dịch Reward cũng đóng vai trò then chốt giúp mang lại thành công. Doanh nghiệp có thể tận dụng đa dạng các kênh phù hợp cho từng chiến dịch triển khai như:

  • Email/SMS Brandname để gửi thông báo trực tiếp, cá nhân hóa đến từng khách hàng.
  • Mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram, Zalo) để tăng cường khả năng lan tỏa nhanh chóng, tương tác cao.
  • Website/App thông báo (Pop-up, Push notification) nhắc nhở khách hàng về chương trình.
  • Influencer/KOLs: Tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.
  • Chương trình giới thiệu (Friend get Friend): Tận dụng mạng lưới khách hàng hiện tại để khuyến khích họ giới thiệu bạn bè tham gia.

Triển khai và quản lý chiến dịch

Khi chiến dịch đã được bắt đầu, việc vận hành và quản lý sẽ đóng vai trò quyết định sự thành bại. Theo đó, doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt. Đồng thời, cần có các biện pháp chống gian lận để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong chương trình.

Trước đây, các doanh nghiệp khi triển khai các chiến dịch chưa áp dụng The Master Channel sẽ sử dụng OTP như là một phương pháp để định danh người dùng. Mỗi người dùng sẽ bị giới hạn số lượt chơi, nhưng các bên săn phần thưởng sẽ mua một loạt SIM điện thoại và sử dụng để săn giải thưởng tại rất nhiều chiến dịch. Theo thống kê không chính thức của The Master Channel Team, tỷ lệ quà bị săn bởi các nhóm chuyên nghiệp này lên đến 30% tổng số lượng quà và tỷ lệ còn cao hơn nữa với các phần quà giá trị lớn.

Doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch trên The Master Channel (ở đây là kênh Zalo) sẽ giảm thiểu được rủi ro gian lận, khi việc định danh bằng Zalo sẽ bỏ qua khâu OTP, tiết kiệm một phần chi phí. Dữ liệu trên nền tảng CDP cũng cho thấy được dữ liệu hành vi realtime của khách hàng. Khi có dấu hiệu spam, doanh nghiệp có thể chặn các tài khoản hoặc số điện thoại mang tính mạo danh này.

Bên cạnh đó, nền tảng CDP cũng sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch, từ đó tối ưu hóa các chiến dịch khác trong tương lai.

Tóm lại, mỗi chương trình Reward thành công là một sự kết hợp hoàn hảo giữa sự thấu hiểu khách hàng, phần thưởng phù hợp, cách thức truyền thông sáng tạo và quá trình triển khai chuyên nghiệp. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc cơ bản kể trên, doanh nghiệp không chỉ đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng.

thích
bình luận
chia sẻ

TALK TO
EXPERT
CALL US